Banner Chính quyền với báo chí

Banner Phản hồi báo chí

Banner Thông cáo báo chí

Banner Thông tin người phát ngôn

Contentverzamelaar

null Khánh thành Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản

Trang chủ Tin hoạt động

Khánh thành Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản

Khánh thành Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản

Ngày 14/12, tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản. Đây là dự án có hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ và tự động hóa bằng 100% công nghệ Nhật Bản đầu tiên tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 13/09/2018 với diện tích 5,2ha, tổng vốn đăng ký ban đầu là 350 tỷ đồng. Sau hơn 8 tháng triển khai xây dựng, Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản đã xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành với công suất 100.000 tấn gạo/năm và 50.000 tấn giống/năm.

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, trong những năm qua, mặc dù ngành hàng lúa gạo trong vùng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đang ảnh hưởng tới hiệu quả, tính bền vững và khả năng cạnh tranh của ngành hàng quan trọng này. Đặc biệt là chất lượng, phẩm cấp hạt giống và chất lượng gạo hàng hóa. Để khắc phục khó khăn, hạn chế trên, ngoài sự nỗ lực của các địa phương và bà con nông dân, đòi hỏi phải có sự vào cuộc nhiều hơn nữa của doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp giàu tiềm lực, có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này.

“Do vậy việc Vinaseed đầu tư Dự án Trung tâm Công nghiệp chế biến hạt giống và nông sản tại tỉnh Đồng Tháp – trái tim của Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo cả nước sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo ứng dụng công nghệ 4.0 từ giống đến tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; làm cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh quy mô lớn gắn với chế biến, bảo quản giống và sản xuất, kinh doanh lúa gạo có thương hiệu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu cho vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước. Đặc biệt, góp phần thực hiện Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định. 

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho biết, dự án hoàn thành và đi vào hoạt động không chỉ là niềm vui của nông dân Đồng Tháp mà còn là niềm vui chung của nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi dự án không chỉ cung cấp nguồn giống chất lượng mà còn góp phần tạo ra sự thay đổi lớn về tập quán, quy trình sản xuất của nông dân theo chuỗi khép kín từ khâu giống đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đặc biệt, là việc tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân từ các sản phẩm sau gạo trong định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Đồng thời, đề nghị công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng quy mô dự án vào thời điểm thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp giống chất lượng cho cả vùng.

Contentverzamelaar

Contentverzamelaar

Contentverzamelaar

null Người phụ nữ chuyên đi bắc cầu ở Đồng Tháp

Trang chủ Tin hoạt động

Người phụ nữ chuyên đi bắc cầu ở Đồng Tháp

Ở TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) có một phụ nữ tuổi đã gần 70 tuổi nhưng vẫn say mê làm từ thiện. Qua hơn 30 năm đi làm từ thiện, bà đã đứng ra vận động bắc mới hơn 135 cây cầu nông thôn ở khắp các miền quê của tỉnh Đồng Tháp.

 

Bà Mai (thứ 3 từ trái qua) tham dự lễ khánh thành cầu nông thôn ở TP Sa Đéc.

Thông tin trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, gần 70 tuổi với hơn 30 năm làm từ thiện, bà Tống Thanh Mai đã đứng ra vận động bắc mới hơn 135 cây cầu nông thôn ở khắp các miền quê của tỉnh Đồng Tháp.

Người dân địa phương hay gọi bà với tên trìu mến là cô Tám Mai, ngụ Phường An Hòa, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Vốn xuất thân là một bác sĩ, từng tham gia kháng chiến, hòa bình lập lại, bà phụ trách công tác dân số ở tỉnh Đồng Tháp. Bà Mai cho biết ý tưởng xây cầu từ thiện bắt đầu nhen nhóm trong bà từ năm 1989, trong một lần đi công tác nhìn thấy nhiều học sinh tiểu học phải đội nắng chờ đò qua sông và những cây cầu tre lắc lẻo cản bước học sinh đến lớp khiến bà cảm thấy xót xa, từ đó bà đã bắt tay vào việc xây cầu nông thôn. Chiếc cầu đầu tiên được bà xây dựng với kinh phí khoảng 500 triệu đồng là do bà tự bỏ tiền túi số tiền mà 2 vợ chồng dành dụm từ lâu.

Buổi đầu đi làm từ thiện gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị. "Hễ làm tới đâu thấy thiếu là đi vận động thêm, ban đầu ít người dần dần người ta thấy mình làm được nên nhiều người ủng hộ từ đó mà có thêm chiếc cầu được bắc lên", bà Mai kể.

Thấy được việc làm ý nghĩa của bà, nhiều bạn bè, đồng đội cũ và các nhà hảo tâm đã ủng hộ, cũng từ đó mà những cây cầu mới liên tiếp được mọc lên ở khắp các vùng nông thôn của tỉnh Đồng Tháp. Bà Mai tâm sự: "Thấy người dân, học sinh vùng sâu, vùng xa có được chiếc cầu đi lại thuận tiện là tôi vui. Điều mong ước của tôi là thấy quê hương mình ngày càng khởi sắc, giao thông ngày càng thuận lợi để bà con đi lại được dễ dàng hơn, kinh tế địa phương ngày càng phát triển".

Ông Nguyễn Văn Bé ngụ xã Tân Khánh Đông- Tp. Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: "Hồi trước khi chưa có cầu bê tông đi lại khó khăn lắm, mưa xuống là cầu cây trơn trợt không dám đi, nhờ chị Tám Mai đứng ra vận động các mạnh thường quân mà giờ có được cây cầu mới, bà con ở đây ai cũng mừng và rất quý chị Tám Mai."

Báo Vĩnh Long đưa thông tin, ngoài TP Sa Đéc, bà Mai còn vận động xây cầu ở Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành… Khi nhắc đến bà Mai, ông Nguyễn Văn Kiệt- Đội trưởng Đội thi công từ thiện Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường TP Sa Đéc- nhận xét: "Chị Tám Mai làm việc rất nhiệt tình, đâu ra đó, hễ nói làm là làm cho bằng được. Không đủ tiền là chị đi xin, đi vận động đến khi đủ mới thôi. Chị cũng thường xuyên động viên anh em trong đội khi gặp khó khăn. Nhờ đó mà đội duy trì hoạt động trong mười mấy năm qua, ngày càng có nhiều người tham gia. Nhiều anh em nói vui là khi nào chị Tám còn làm là tụi tui còn theo hoài".

Hiện nay, hiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành việc xóa cầu tạm- đặc biệt là hoàn thành tiêu chí số 2 trong bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bà Tám Mai cùng các nhà hảo tâm.

Vì thế, với nhiều người, bà Tám Mai chính là một tấm gương sáng ở địa phương để thế hệ trẻ noi theo. Ông Lê Văn Giàu- Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú Đông (TP Sa Đéc) nhận xét: "Cô Tám Mai là người rất hết lòng với công tác từ thiện.Trong công tác vận động kinh phí xây cầu, cô luôn công khai, minh bạch về tài chính và chính cô cũng là chỗ dựa, động viên anh em để từ đó mà tổ xây dựng cầu đường từ thiện ngày càng có đông người tham gia.

Không chỉ riêng xã Tân Phú Đông mà các địa phương lân cận được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đều có sự đóng góp tích cực của cô Tám Mai.

Nhờ cô mà những cây cầu bằng bê tông liên tục được xây dựng giúp các địa phương phát triển hạ tầng giao thông, người dân đi lại thuận lợi, kinh tế phát triển hơn trước".

Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao nhưng bà Tám Mai cho biết chưa có ý định nghỉ đi bắc cầu, bởi với bà đó là niềm vui cống hiến cho đời, còn sức lực là còn cống hiến.

Bà tâm sự: "Quê hương mình giờ cũng đã được đổi mới, khang trang hơn ngày xưa nhiều nhưng không phải vậy mà mình thấy thỏa mãn.

Ngày nào mình còn sức khỏe là mình còn làm, mong sao các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tiếp tục đồng hành để chúng tôi tiếp tục xây dựng thêm những chiếc cầu mới làm sao cho quê hương Đồng Tháp chúng ta ngày càng thêm khang trang hơn".

Báo Dân sinh

Lịch sử đảng bộ

banner Địa chỉ đồng tháp

banner Nhân vật lịch sử

Mẹ Việt Nam Anh Hùng